Phát Biểu Tại Tang Lễ của Thầy Bùi Trọng Chương
Lâm Vĩnh Thế
Kính thưa Quý Vị Quan Khách
Kính thưa Quý Thầy
Kính thưa Thầy Lê Xuân Khoa
Cùng tất cả Các Em Trong Tang Quyến
Cuộc hành trình của Thầy Bùi Trọng Chương và các học sinh trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký chúng tôi khởi sự cách đây vừa đúng 60 năm, cũng vào một Năm Quý Tỵ như năm nay, đó là năm 1953. Thầy cùng với Thầy Lê Xuân Khoa hiện diện tại buổi lễ hôm nay, và các Thầy Vũ Ngọc Khôi, Thầy Đinh Xuân Thọ, và Thầy Nguyễn Hữu Kế, sau khi tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm tại Hà Nội, đã khởi nghiệp dạy học tại trường Trung Học Petrus Ký.
Tôi cùng các bạn Lớp Đệ Thất F, niên khóa 1953-1954, là những học trò đầu tiên của Thầy. Chúng tôi thật là may mắn, vì ngay trong năm học đầu tiên ở bậc Trung học này, chúng tôi đã nhận được sự dạy dỗ tận tình của Thầy, một nhà giáo chân chính và đã được huấn luyện chuyên môn đầy đủ từ một học viện danh tiếng của đất nước. Riêng cá nhân tôi, ngoài những giờ học chính khóa tại trường, tôi còn được Thầy chăm sóc thêm về môn Pháp văn tại nhà Thầy, trong con hẻm sau rạp Thanh Bình. Cái may mắn của chúng tôi không ngừng ở đó, mà còn tiếp tục ở những năm kế tiếp, khi Thầy “cùng lên lớp” với chúng tôi, hết Đệ Thất, rồi lên Đệ Lục, rồi Đệ Ngũ, Đệ Tứ. Ở mỗi cấp lớp, Thầy luôn luôn cố gắng dạy đầy đủ chương trình môn học, mặc dù có năm, đặc biệt năm Đệ Lục (1954-1955), thời gian học mỗi ngày chỉ còn có 2 giờ, vì trường phải chia lại buổi chiều cho trường Chu Văn An lúc đó chưa có trường sở tại Sài Gòn; có ngày trường phải đóng cửa luôn vì sự xung đột quân sự giữa Quân Đội Quốc Gia và phe Bình Xuyên. Riêng cá nhân tôi, còn được may mắn học thêm một năm nữa với Thầy về môn Việt Văn ở lớp Đệ Nhị (niên khóa 1958-1959).
Không những được Thầy trao truyền cho kiến thức chuyên môn, chúng tôi còn được học thêm gương sáng hiếu học của Thầy, vì mặc dù bận rộn với việc giảng dạy môn sinh tại Trường và chăm lo cho các con ngày càng đông, Thầy vẫn trở lại môi trường Đại Học và hoàn tất bằng Cử Nhân Luật Khoa. Riêng bản thân tôi còn học được thêm rất nhiều điều ở Thầy về luân lý chức nghiệp vì tôi đã chọn theo bước chân của Thầy để trở thành một nhà giáo. Sau khi tốt nghiệp ĐHSP Sài Gòn năm 1963 (đúng 10 năm sau khi Thầy tốt nghiệp ở Hà Nội), tôi được mấy lần làm việc chung với Thầy trong các hội đồng thi Tú Tài, và học được ở Thầy cách làm việc vô tư công bằng, quang minh chính đại. Sau năm 1975, cũng như bao nhiêu người khác, tôi cũng rời VN.
Trước khi ra đi vào tháng 9 năm 1981, tôi đã đến chào từ biệt Thầy tại căn nhà của Thầy Cô ở khu Bàn Cờ; tôi làm vậy vì nghĩ rằng chắc sẽ không còn cơ hội gặp lại Thầy nữa. Vì thế tôi vui mừng vô cùng khi, sau mấy năm ở hải ngoại, tôi được tin Thầy cũng đã ra khỏi VN và đang định cư tại Hoa Kỳ. Tôi vui mừng bắt lại được liên lạc với Thầy. Tôi càng vui mừng hơn và cũng tự hào, khâm phục hơn khi vài năm sau được tin Thầy đã trở lại môi trường đại học, và tốt nghiệp văn bằng Bachelor of Arts ở tuổi trên 60.
Khoảng cuối thập niên 1990, trong một chuyến công tác cho trường Đại Học Saskatchewan của Canada tại Portland, Oregon, tôi vui mừng được gặp lại Thầy. Tối hôm đó Thầy và em Nghĩa đến khách sạn ở downtown Portland, nơi tôi đang tạm trú trong thời gian công tác, và đưa tôi đi ăn tối, và sau đó về nhà để tôi được thăm Cô, và đó cũng là lần cuối tôi gặp Cô. Những năm sau đó, tuy không gặp lại được Thầy, nhưng tôi đều được xem hình Thầy chụp chung với các anh em Lớp Đệ Tứ F (niên khoá 1956-1957) mỗi khi Thầy có dịp về Việt Nam. Thầy vẫn không quên các môn sinh bé nhỏ của Thầy lúc bấy giờ đã là những người “ngũ thập tri thiên mạng” cả rồi.
Từ khi bước vào tuổi 80, sức khỏe không còn cho phép Thầy đi Việt Nam nữa, nhưng, qua thư từ và điện thoại cho các học trò cũ của lớp Đệ Tứ F ngày xưa, Thầy vẫn nắm được tin tức của các học trò của mình. Một lần Thầy gọi điện thoại cho tôi: “Thế ơi, Trần Thanh Xuân mất rồi, nó bị tai nạn xe Honda ở Biên Hòa, Thế nhớ thắp nhang cho nó nhé!” Một lần khác: “Thế ơi, Thầy mới được tin báo cho hay Phan Văn Long, hồi xưa có lúc làm Giám Học trường Cao Thắng đấy, Long mất rồi, bị ung thư, Thế nhớ thắp nhang cho nó nhé.” Cách đây vài năm, khi Huỳnh Hữu Thế ra đi, Thầy đã gọi điện thoại sang Connecticut để chia buồn với vợ Thế và hỏi thăm về thằng Phong, con trai duy nhứt của hai vợ chồng Thế. Năm rồi, Đinh Xuân Lãm mất tại San Jose, Thầy cũng đã phone chia buồn và hỏi thăm vợ con của Lãm. Lần nào nói chuyện phone với tôi Thầy đều hỏi thăm hết học trò này đến học trò khác.
Người được Thầy hỏi thăm thường nhứt là Lương Văn Hy, một trong những học trò xuất sắc nhứt của Thầy. (Tôi xin phép được nói một chút về Hy. Hy đậu Ph.D. của Đại Học Harvard danh tiếng của Hoa Kỳ và hiện nay là Giáo Sư Trưởng Ban Anthropology của Viện Đại Học Toronto là đại học lớn nhứt và danh tiếng nhứt của Canada. Vì bận công vụ Hy đã không sang tiễn đưa được Thầy. Hy chính là người đã đề ra ý kiến xúc tiến thành lập Quỹ Học Bổng Bùi Trọng Chương). Cũng năm rồi, một hôm trong tháng 5, Thầy gọi phone sang thăm tôi mà không có ai trả lời, Thầy gọi mấy lần và để message lại. Khi về nhà, bà xã tôi được message của Thầy thì lo lắm và không dám gọi lại cho Thầy, vì lúc đó tôi đang nằm trong bệnh viện, vừa mới mổ tim xong, chưa về nhà; sợ nói ra Thầy lại thêm lo; bà xã tôi đành phải gọi cho Lân, nói sự thật cho Lân biết, nhưng yêu cầu Lân thưa lại với Thầy là tôi đi Việt Nam chưa về, khi nào về tôi sẽ gọi thăm Thầy. Sau khi bình phục tôi đã gọi Thầy và thưa sự thật với Thầy, Thầy rầy và trách tôi tại sao không cho Thầy hay. Thầy là như vậy, lúc nào cũng nghĩ đến học trò của mình và luôn luôn muốn được chia xẻ những vui buồn của học trò mình.
Ông bà chúng ta thường nói và tin rằng “Sinh Ký Tử Quy = Sống Gửi Thác Về.” Hôm nay Thầy đã trở về, trở về với Tổ Tiên, với Ông Bà, và với Cô. Thầy hãy an tâm ra đi làm một cuộc trở về, lòng thanh thản vì Thầy đã làm xong những trách nhiệm lớn của một con người trong xã hội: trách nhiệm làm chồng, làm cha, và làm Thầy; Thầy đã đào tạo biết bao nhân tài cho xã hội.
Kết thúc cuộc hành trình dài 60 năm này của thầy trò chúng ta, những học trò nhỏ bé của Thầy vào năm xưa Quý Tỵ 1953 nay đều đã là những lảo niên đã bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy,” ở năm Quý Tỵ 2013 này, em chỉ xin được nói Lời Tạm Biệt Thầy. Một ngày nào đó tất cả chúng em rồi cũng sẽ trở về đoàn tụ với Thầy, như ngày nào trong những lớp học của trường Petrus Ký vào những năm giữa thập niên 1950 tại Sài Gòn.
Tạm biệt Thầy.
Học trò bé nhỏ của Thầy,
Lâm Vĩnh Thế
Kính thưa Quý Thầy
Kính thưa Thầy Lê Xuân Khoa
Cùng tất cả Các Em Trong Tang Quyến
Cuộc hành trình của Thầy Bùi Trọng Chương và các học sinh trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký chúng tôi khởi sự cách đây vừa đúng 60 năm, cũng vào một Năm Quý Tỵ như năm nay, đó là năm 1953. Thầy cùng với Thầy Lê Xuân Khoa hiện diện tại buổi lễ hôm nay, và các Thầy Vũ Ngọc Khôi, Thầy Đinh Xuân Thọ, và Thầy Nguyễn Hữu Kế, sau khi tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm tại Hà Nội, đã khởi nghiệp dạy học tại trường Trung Học Petrus Ký.
Tôi cùng các bạn Lớp Đệ Thất F, niên khóa 1953-1954, là những học trò đầu tiên của Thầy. Chúng tôi thật là may mắn, vì ngay trong năm học đầu tiên ở bậc Trung học này, chúng tôi đã nhận được sự dạy dỗ tận tình của Thầy, một nhà giáo chân chính và đã được huấn luyện chuyên môn đầy đủ từ một học viện danh tiếng của đất nước. Riêng cá nhân tôi, ngoài những giờ học chính khóa tại trường, tôi còn được Thầy chăm sóc thêm về môn Pháp văn tại nhà Thầy, trong con hẻm sau rạp Thanh Bình. Cái may mắn của chúng tôi không ngừng ở đó, mà còn tiếp tục ở những năm kế tiếp, khi Thầy “cùng lên lớp” với chúng tôi, hết Đệ Thất, rồi lên Đệ Lục, rồi Đệ Ngũ, Đệ Tứ. Ở mỗi cấp lớp, Thầy luôn luôn cố gắng dạy đầy đủ chương trình môn học, mặc dù có năm, đặc biệt năm Đệ Lục (1954-1955), thời gian học mỗi ngày chỉ còn có 2 giờ, vì trường phải chia lại buổi chiều cho trường Chu Văn An lúc đó chưa có trường sở tại Sài Gòn; có ngày trường phải đóng cửa luôn vì sự xung đột quân sự giữa Quân Đội Quốc Gia và phe Bình Xuyên. Riêng cá nhân tôi, còn được may mắn học thêm một năm nữa với Thầy về môn Việt Văn ở lớp Đệ Nhị (niên khóa 1958-1959).
Không những được Thầy trao truyền cho kiến thức chuyên môn, chúng tôi còn được học thêm gương sáng hiếu học của Thầy, vì mặc dù bận rộn với việc giảng dạy môn sinh tại Trường và chăm lo cho các con ngày càng đông, Thầy vẫn trở lại môi trường Đại Học và hoàn tất bằng Cử Nhân Luật Khoa. Riêng bản thân tôi còn học được thêm rất nhiều điều ở Thầy về luân lý chức nghiệp vì tôi đã chọn theo bước chân của Thầy để trở thành một nhà giáo. Sau khi tốt nghiệp ĐHSP Sài Gòn năm 1963 (đúng 10 năm sau khi Thầy tốt nghiệp ở Hà Nội), tôi được mấy lần làm việc chung với Thầy trong các hội đồng thi Tú Tài, và học được ở Thầy cách làm việc vô tư công bằng, quang minh chính đại. Sau năm 1975, cũng như bao nhiêu người khác, tôi cũng rời VN.
Trước khi ra đi vào tháng 9 năm 1981, tôi đã đến chào từ biệt Thầy tại căn nhà của Thầy Cô ở khu Bàn Cờ; tôi làm vậy vì nghĩ rằng chắc sẽ không còn cơ hội gặp lại Thầy nữa. Vì thế tôi vui mừng vô cùng khi, sau mấy năm ở hải ngoại, tôi được tin Thầy cũng đã ra khỏi VN và đang định cư tại Hoa Kỳ. Tôi vui mừng bắt lại được liên lạc với Thầy. Tôi càng vui mừng hơn và cũng tự hào, khâm phục hơn khi vài năm sau được tin Thầy đã trở lại môi trường đại học, và tốt nghiệp văn bằng Bachelor of Arts ở tuổi trên 60.
Khoảng cuối thập niên 1990, trong một chuyến công tác cho trường Đại Học Saskatchewan của Canada tại Portland, Oregon, tôi vui mừng được gặp lại Thầy. Tối hôm đó Thầy và em Nghĩa đến khách sạn ở downtown Portland, nơi tôi đang tạm trú trong thời gian công tác, và đưa tôi đi ăn tối, và sau đó về nhà để tôi được thăm Cô, và đó cũng là lần cuối tôi gặp Cô. Những năm sau đó, tuy không gặp lại được Thầy, nhưng tôi đều được xem hình Thầy chụp chung với các anh em Lớp Đệ Tứ F (niên khoá 1956-1957) mỗi khi Thầy có dịp về Việt Nam. Thầy vẫn không quên các môn sinh bé nhỏ của Thầy lúc bấy giờ đã là những người “ngũ thập tri thiên mạng” cả rồi.
Từ khi bước vào tuổi 80, sức khỏe không còn cho phép Thầy đi Việt Nam nữa, nhưng, qua thư từ và điện thoại cho các học trò cũ của lớp Đệ Tứ F ngày xưa, Thầy vẫn nắm được tin tức của các học trò của mình. Một lần Thầy gọi điện thoại cho tôi: “Thế ơi, Trần Thanh Xuân mất rồi, nó bị tai nạn xe Honda ở Biên Hòa, Thế nhớ thắp nhang cho nó nhé!” Một lần khác: “Thế ơi, Thầy mới được tin báo cho hay Phan Văn Long, hồi xưa có lúc làm Giám Học trường Cao Thắng đấy, Long mất rồi, bị ung thư, Thế nhớ thắp nhang cho nó nhé.” Cách đây vài năm, khi Huỳnh Hữu Thế ra đi, Thầy đã gọi điện thoại sang Connecticut để chia buồn với vợ Thế và hỏi thăm về thằng Phong, con trai duy nhứt của hai vợ chồng Thế. Năm rồi, Đinh Xuân Lãm mất tại San Jose, Thầy cũng đã phone chia buồn và hỏi thăm vợ con của Lãm. Lần nào nói chuyện phone với tôi Thầy đều hỏi thăm hết học trò này đến học trò khác.
Người được Thầy hỏi thăm thường nhứt là Lương Văn Hy, một trong những học trò xuất sắc nhứt của Thầy. (Tôi xin phép được nói một chút về Hy. Hy đậu Ph.D. của Đại Học Harvard danh tiếng của Hoa Kỳ và hiện nay là Giáo Sư Trưởng Ban Anthropology của Viện Đại Học Toronto là đại học lớn nhứt và danh tiếng nhứt của Canada. Vì bận công vụ Hy đã không sang tiễn đưa được Thầy. Hy chính là người đã đề ra ý kiến xúc tiến thành lập Quỹ Học Bổng Bùi Trọng Chương). Cũng năm rồi, một hôm trong tháng 5, Thầy gọi phone sang thăm tôi mà không có ai trả lời, Thầy gọi mấy lần và để message lại. Khi về nhà, bà xã tôi được message của Thầy thì lo lắm và không dám gọi lại cho Thầy, vì lúc đó tôi đang nằm trong bệnh viện, vừa mới mổ tim xong, chưa về nhà; sợ nói ra Thầy lại thêm lo; bà xã tôi đành phải gọi cho Lân, nói sự thật cho Lân biết, nhưng yêu cầu Lân thưa lại với Thầy là tôi đi Việt Nam chưa về, khi nào về tôi sẽ gọi thăm Thầy. Sau khi bình phục tôi đã gọi Thầy và thưa sự thật với Thầy, Thầy rầy và trách tôi tại sao không cho Thầy hay. Thầy là như vậy, lúc nào cũng nghĩ đến học trò của mình và luôn luôn muốn được chia xẻ những vui buồn của học trò mình.
Ông bà chúng ta thường nói và tin rằng “Sinh Ký Tử Quy = Sống Gửi Thác Về.” Hôm nay Thầy đã trở về, trở về với Tổ Tiên, với Ông Bà, và với Cô. Thầy hãy an tâm ra đi làm một cuộc trở về, lòng thanh thản vì Thầy đã làm xong những trách nhiệm lớn của một con người trong xã hội: trách nhiệm làm chồng, làm cha, và làm Thầy; Thầy đã đào tạo biết bao nhân tài cho xã hội.
Kết thúc cuộc hành trình dài 60 năm này của thầy trò chúng ta, những học trò nhỏ bé của Thầy vào năm xưa Quý Tỵ 1953 nay đều đã là những lảo niên đã bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy,” ở năm Quý Tỵ 2013 này, em chỉ xin được nói Lời Tạm Biệt Thầy. Một ngày nào đó tất cả chúng em rồi cũng sẽ trở về đoàn tụ với Thầy, như ngày nào trong những lớp học của trường Petrus Ký vào những năm giữa thập niên 1950 tại Sài Gòn.
Tạm biệt Thầy.
Học trò bé nhỏ của Thầy,
Lâm Vĩnh Thế