Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023

Năm học 2023-2024

Vào dịp khai giảng năm học 2023-2024 tại trường Trung học phổ thông chuyên (THPTC) Lê Hồng Phong, Ban Giám hiệu nhà trường và Ban điều hành Quỹ học bổng (QHB) thầy Bùi Trọng Chương (BTC) đã tổ chức lễ phát học bổng cho 26 học sinh giỏi/xuất sắc đã nỗ lực vượt khó. Với sự đồng hành quý báu của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Quỹ học bổng thầy Bùi Trọng Chương đã duy trì số học bổng như trong năm 2022-23 và tăng giá trị mỗi học bổng nói chung lên 12 triệu/suất. Một học sinh nhận 15 triệu vì hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, và 1 em khác, vì nhận được 1 học bổng khác trị giá 14 triệu, nhận thêm 2 triệu từ Quỹ học bổng thầy Bùi Trọng Chương. Trong 26 em, có 10 em đã nhận học bổng BTC trong năm học 2022-23, và tiếp tục nhận học bổng trong năm học 2023-24. Quỹ học bổng thầy Bùi Trọng Chương đã trao 305 triệu tiền học bổng trong năm học 2023-24 cho học sinh giỏi/xuất sắc tại trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong. Đây là tổng số tiền học bổng cao nhất trong 10 năm qua nhờ tấm lòng vì thế hệ trẻ của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.

Ông Trần Hữu Phúc Tiến, thành viên Ban điều hành QHB thầy Bùi Trọng Chương và Giám đốc Cộng ty Hợp điểm, cũng đã tặng 26 em, mỗi em một phiếu học Anh ngữ tại Trung tâm Hợp điểm. Mỗi phiếu này trị giá 11 triệu cho mỗi ba tháng, và tiếp tục được gia hạn thêm 3 lần nữa cho đến 12 tháng nếu các em có kết quả học Anh ngữ tốt. Do đó, tổng giá trị mỗi học bổng ngoại ngữ tại Hợp điểm có thể lên đến 44 triệu/năm, và giúp nâng tổng giá trị học bổng lên 56 triệu cho mỗi em nhận học bổng thầy Bùi Trọng Chương. Đây là mức hỗ trợ rất lớn ở bậc trung học cho các học sinh giỏi/xuất sắc vượt khó tại trường THPTC Lê Hồng Phong.

Có mặt tại lễ phát học bổng thầy Bùi Trọng Chương cho năm học 2023-2024 có Ban giám hiệu và các thầy cô trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, và về phía Ban điều hành Quỹ học bổng thầy Bùi Trọng Chương, có thầy Võ Anh Dũng, Phó trưởng ban điều hành Quỹ học bổng và nguyên Hiệu trưởng trường THPTC Lê Hồng Phong, thầy Lâm Hoàng Phúc, cũng như ông Phạm Đình Sơn, Phó giám đốc Công ty Hợp điểm. 

A. Thành tích học tập và ước nguyện


Họ tên học sinhLớpThành tíchƯớc nguyện
1Lê Phước Như Đăng12 chuyên Văn9,6/10 - Giải nhì học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn
- Huy chương Vàng Olympic 30/4 môn Ngữ văn.
Văn học và Biên kịch phim điện ảnh
2Vũ Cát Tường Linh12 song ngữ9,5/10 - Giải khuyến khích học sinh giỏi Quốc gia môn tiếng Pháp
- Giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Pháp do Đại học Sư phạm tổ chức (2023)
Hóa học
3Huỳnh Dương Nhật Lam12 chuyên Văn9,6/10 - Huy chương Vàng Olympic 30/4 môn Ngữ Văn (2023)Tâm lý học
4Lê Phương Linh12 chuyên Văn9,6/10 - Huy chương Vàng Olympic 30/4 môn Ngữ Văn (2023)Truyền thông hay ngoại thương
5Trần Nguyễn Duy Thịnh12 chuyên Lý9,5/10 – Đội tuyển học sinh của trường thi học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý,
- giải khuyến khích cuộc thi thử thách sáng tạo trẻ năm 2020-21 với thiết kế máy rửa tay tự động
kỹ sư phần mềm
6Ung Nguyễn Thanh Nguyên12 Khoa học tự nhiên9,6/10 – Hạng nhất lớp trong năm học 2022-23Bác sĩ hay kỹ sư công nghệ thông tin
7Nguyễn Thị Bích Ngọc12 chuyên Văn9,7/10, đứng nhất lớp trong năm học 2022-23; giải nhất ngoại khóa tổ văn-hành trình văn học lần 3; rất nhiều hoạt động ngoại khóaKinh tế
8Trần Thị Kiều My12 chuyên Toán9,3/10Ngành thiết kế đồ họa
9Đỗ Minh Trí12 chuyên Toán9,3/10Bác sĩ
10Nguyễn Trí Đạt
12 chuyên Sử Địa9,4/10 - Huy chương vàng Olympic Truyền thống 30/4 năm 2023 môn Địa Lý; cũng có năng khiếu về vẽNgành Pháp luật, tài nguyên môi trường, hay sư phạm (địa lý)
11Lê Phan Hoàng My12 chuyên Văn9,0/10, nhiều hoạt động ngoại khóaQuan hệ công chúng và truyền thông
12Nguyễn Đỗ Bảo Nghi12 chuyên Văn8,6/10, giải nhì học sinh giỏi cấp thành phố, nhiều hoạt động ngoại khóaTruyền thông hay Ngoại thương
13Hồ Đăng Khoa12 chuyên Hóa9,1/10Kỹ sư hay kiến trúc sư
14Lê Lộc Tiến Đạt12 chuyên Hóa8,4/10, cũng đam mê âm nhạc, đã có tác phẩm nhạcBác sĩ
15Nông Chí Thiện12 chuyên LýTrên 9/10, Giải 3 Khoa học kỹ thuật cấp Thành Phố
Huy chương Vàng Olympic 30/4 môn Vật Lý
Kỹ sư cơ khí hay điện tử
16Trần Lê Ngọc Ánh12 chuyên Hóa8,5/10Thiết kế đồ họa
17Mai Nhật Lân12 chuyên Lý9,1/10 Đội tuyển Vật Lý của trường sửa soạn cho cuộc thi học sinh giỏi quốc giaKỹ sư cơ khí điện tử
18Trương Quốc Duy12 chuyên Toán8,6/10, tích cực trong phong trào văn nghệ và thể thao ở trườngKế toán
19Phạm Hồ Hữu Trí12 chuyên Tin9,2/10, Huy chương Bạc Olympic 30/4 môn Tin Học (2022 - 2023),
Giải Khuyến khích Chung kết Tin Học Trẻ TP. HCM (2022 - 2023)
Khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo
20Lữ Phụng Minh Như12 chuyên Văn9,0/10, Giải 3 cuộc thi hùng biện tiếng Anh ‘Gen Z., Speak up” (2022)Quan hệ công chúng và quản lý chiến lược truyền thông
21Lê Nguyễn Minh Thy11 chuyên VănHọc sinh giỏi*Giảng dạy ngữ văn
22Phùng Quỳnh Anh11 chuyên LýHọc sinh xuất sắc (điểm trung bình 9,4/10)Bác sĩ
23Võ Hoàng Thông11 chuyên ToánHọc sinh xuất sắc (điểm trung bình 9,3/10)Kỹ thuật máy tính, ngành Internet vạn vật, kết hợp với trí tuệ nhân tạo
24Nguyễn Phạm Song Thương11 chuyên Sử ĐịaHọc sinh giỏiTài chính-ngân hàng
25Nguyễn Vũ Hoàng Phúc11 chuyên SinhHọc sinh xuất sắc,
Huy chương Vàng Olympic
30/4 môn Sinh học
Dược
26Trần Nhất Huy11 Khoa học tự nhiênHọc sinh giỏiLập trình viên ngành Công nghệ thông tin

* Các em học theo chương trình 2018 của Bộ Giáo dục Đào tạo được xem là học sinh giỏi khi đạt điểm 8/10 trở lên trong 6 môn học, và được sắp là học sinh xuất sắc khi đạt điểm 9/10 trở lên trong 6 môn học. Do đó, trường trung học không còn chính thức tính điểm trung bình tất cả các môn học cho các học sinh này.


B. Gia cảnh của 26 học sinh nhận học bổng thầy Bùi Trọng Chương 

(thông tin trong phần này không theo thứ tự ở phần A)

 -         Không còn cha mẹ, được họ hàng nuôi dưỡng để ăn học.

-         Mẹ ở xa, lao động với thu nhập thấp không ổn định trong khu vực kinh tế phi chính thức, khả năng hỗ trợ tài chánh cho con rất hạn chế, học sinh được cho ở miễn phí ở Sài Gòn nhờ lòng từ thiện.

-         Mẹ đơn thân làm công việc giản đơn, thu nhập không ổn định, phải lo cho 2 con, ông bà ngoại lớn tuổi, và cả cháu.

-         Cha làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, thu nhập không ổn định, để nuôi gia đình 4 người, với 1 người nhiều tật bệnh.

-         Mẹ đơn thân, làm công việc thu nhập thấp trong kinh tế phi chính thức, nuôi con và cha mẹ già.

-         Cha mẹ làm công việc lao động giản đơn để lo cho gia đình 7 người, và đã phải bán nhà để giải quyết nợ nần.

-         Gia đình có 2 lao động giản đơn với thu nhập thấp để lo cho 5 người, trong đó có 2 vẫn còn đi học, được địa phương xác nhận có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

-         Mẹ đơn thân, thu nhập thấp, nuôi 3 con ăn học, không đủ khả năng lo thuốc thang cho 1 con mang bệnh tật.

-         Mẹ đơn thân nuôi con, thu nhập vốn bình thường đã dưới trung bình lại bị ảnh hưởng nhiều vì đại dịch và kinh tế khó khăn trong 3 năm qua, ở nhà trọ.

-         Mẹ làm nghề lao động giản đơn, nuôi 2 con ăn học, và phải thêm chi phí nhà trọ.

-         Cha mẹ làm việc lao động giản đơn trong khu vực kinh tế phi chính thức, thu nhập thấp và không ổn định, nuôi 2 con ăn học.

-         Cha đã mất, mẹ làm lao động giản đơn nuôi gia đình 3 người.

-         Mẹ làm lao động giản đơn, thu nhập thấp, và là nguồn thu nhập duy nhất; gia đình ở nhà trọ.

-         Cha đã mất, mẹ làm công việc lao động giản đơn để nuôi 2 con ăn học và bà ngoại.

-         Cha mẹ có thu nhập thấp, không ổn định, nuôi 2 con ăn học.

-         Mẹ làm lao động giản đơn và là nguồn thu nhập duy nhất cho gia đình 3 người; gia đình ở nhà trọ.

-         Mẹ lao động trong khu vực phi chính thức, với thu nhập thấp, để nuôi con và phụng dưỡng ông bà.

-         Gia đình 4 người, với 2 con còn đi học, nhờ chính vào tiền lương khiêm tốn của mẹ, vì cha có thu nhập thấp và không ổn định trong năm.

-         Gia đình 4 người, gồm 2 học sinh, sống nhờ chính vào thu nhập của mẹ vốn cũng phải lo giúp đỡ ông bà ngoại già yếu, nhiều bệnh tật, và ở nhà trọ.

-         Gia đình 4 người, với 2 con còn đi học, dựa hoàn toàn vào thu nhập khiêm tốn của cha.

-         Cha mẹ đều bệnh tật với nhiều chi phí và phải nuôi con ăn học.

-         Sau khi cha mất gần đây, mẹ chuyển từ công việc nội trợ sang thành nguồn lực tài chánh của gia đình, và phải trang trải không ít nợ nần.

-         Gia đình 4 người gốc ở tỉnh, ở nhà trọ ở Sài Gòn. Cha mẹ làm công nhân với thu nhập không ổn định trong đại dịch cũng như trong tình hình hàng xuất khẩu gặp khó khăn hơn trước.

-         Cha mẹ có thu nhập thấp, phải nuôi 2 con còn đi học, và phải trang trải không ít nợ nần.

-         Gia đình ở tỉnh với thu nhập khiêm tốn, phải nuôi 2 con ăn học, còn nợ nần phải trả.

-         Cha đã mất, mẹ làm công việc giản đơn với thu nhập thấp để nuôi 2 con ăn học.